Hiện nay, có rất nhiều định dạng file nhạc, mỗi định dạng sẽ có dung lượng khác nhau và tất nhiên chất âm mang đến cũng không giống nhau. Điều này khiến nhiều bạn băn khoăn không biết nên chọn lưu trữ định dạng nào cho tối ưu với thiết bị của mình nhất. Chính vì vậy bài viết sau sẽ phân tích ưu nhược điểm của các định dạng file nhạc lossy và lossless, từ đó bạn sẽ có thêm thông tin tham khảo và đưa ra lựa chọn đúng đắn. 

1. Losssy

Lossy (các file nén không bảo toàn dữ liệu) hiện nay vẫn rất phổ biến vì tính gọn nhẹ, dễ chia sẻ và chất lượng vẫn phù hợp với số đông người dùng. Các định dạng file phổ biến có thể kể tới như Mp3, AAC, WMA, Vorbis,… Trong đó, 2 định dạng được dùng nhiều nhất là Mp3 và AAC.

Losssy

MP3:

Có thể thấy, File MP3 vẫn là định dạng phổ biến nhất hiện nay vì tuổi đời cũng như thói quen của người dùng. Đặc biệt, sử dụng MP3 bạn có thể chia sẻ trên các trang nghe nhạc dễ dàng mà không lo vấn đề quản lý bản quyền DRM (Digital rights management). Trường hợp muốn lưu trữ bằng file Mp3, tốt nhất bạn nên chọn luôn Mp3 320kbps vì thực tế dung lượng cũng không cao hơn bao nhiêu.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Chất lượng lộn xộn.

AAC:

Không ít người vẫn thường nhầm lẫn giữa AAC và M4a, thực ra M4a là con của AAC. Ra đời với mục đích cải thiện chất lượng âm thanh tốt hơn so với Mp3 ở cùng một mức sample rate, đồng thời đảm bảo vấn đề bản quyền nhạc số, AAC đã chính thức thay thế cho định dạng MP3.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Chất lượng âm thanh tốt hơn so với Mp3.
  • Có thể quản lý bằng DRM.
  • Hỗ trợ tới 48 kênh âm thanh.
  • Không phổ biến bằng MP3.
  • Khó chia sẻ vì bị mã hóa.

2. Lossless

Có hai khái niệm chúng ta cần đề cập tới khi nói về Lossless đó chính là Compressed (Chuẩn định dạng file không nén) và Uncompressed (Chuẩn định dạng file nén giảm chất lượng).

Lossless

Lossless Uncompressed: Các file dạng này khá lớn, nó bao gồm WAV và AIFF

WAV:

Đây là định dạng file được phát triển bởi Microsoft và nó gắn liền với windows, chính vì vậy WAV phổ biến hơn so với AIFF.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Phổ biến.
  • Hỗ trợ bởi nhiều thiết bị.
  • Khó khăn trong việc add tag.

 

AIFF:

Được phát triển bởi Apple, File AIFF ngày càng trở nên phổ biến nhờ vào số lượng người dùng Apple đông, đặc biệt là hỗ trợ add tag giúp mọi người quản lý thông tin rõ ràng.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Có tag dễ quản lý.
  • Chưa phổ biến bằng WAV.

 

Lossless Compressed: Các file Lossless dạng này có dung lượng nhẹ và chất lượng tốt, bao gồm: Flac, APE, ALAC. Hiện APE ngày càng ít người dùng hơn nên ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Flac và ALAC.

FLAC:

Khi nhắc đến nhạc Lossless người ta thường nhớ ngay đến định dạng FLAC, điều này để chứng minh rằng nó rất phổ biến. Nếu bạn có nhiều thiết bị khác nhau thì lời khuyên là nên lưu trữ FLAC thay vì AIFF.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Phổ biến.
  • Hỗ trợ integrated error checking.
  • Dung lượng nhỏ hơn AIFF
  • Không hỗ trợ DRM.

ALAC:

Một số người dùng chấm điểm ALAC cao hơn FLAC, nhưng thực sự cũng rất khó phân biệt cái nào nghe tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn là một tín đồ của nhà Táo thì dùng ALAC có lẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Hỗ trợ DRM.
  • Sử dụng tốt với iDevices.

 

  • Không tương thích với một số thiết bị.
  • Không có integrated error checking.

3. Vậy đâu là sự lựa chọn hợp lý?

Tùy theo nhu cầu mà các bạn hãy chọn cho mình một định dạng phù hợp. Theo kinh nghiệm của nhiều người chia sẻ, với các file lossy bạn nên chọn AAC thay vì Mp3. Còn với các file lossless, nếu sở hữu iDevices thì nên ưu tiên AIFF và ALAC. Tốt nhất là các bạn nên chuyển về một định dạng để đỡ mất công chuyển đổi qua lại, hãy add thật nhiều tag để dễ quản lý thư viện của mình.

Nếu bạn thường xuyên nghe nhạc bằng điện thoại thì M4a là lựa chọn hợp lý, tất nhiên nếu chất lượng âm thanh là hàng đầu thì cứ có file nào tốt nhất là chọn file đó.