Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức một cuộc họp nội các vào ngày 13/4 vừa qua để chính thức quyết định rằng nước thải hạt nhân từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi sẽ được thải ra biển sau khi được lọc và pha loãng.
Vậy số nước thải hạt nhân này có nguồn từ đâu? Tác động của chúng khi được thải ra biển là gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích sự cố phát xạ đáng chú này qua góc nhìn vệ tinh.
Các bể chứa nước thải hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản, được đặt dày đặc trên đất liền. Nguồn dữ liệu vệ tinh: MAXAR
"Thảm họa" này đã xảy ra như thế nào?
Quay ngược thời gian về ngày 11/3/2011, một trận động đất lớn đã xảy ra ở bờ biển đông bắc Nhật Bản. Trận động đất và sóng thần sau đó đã gây ra sự cố rò rỉ hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi do Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) vận hành.
dẫn đến tình trạng mất điện ở các lò phản ứng từ số 1 đến số 4. Hậu quả là các lò từ số 1 đến số 3 bị nóng chảy, buộc nhà máy phải bơm nước làm nguội.
Đây là một trong những vụ tai nạn hạt nhân nghiêm trọng nhất trên thế giới từ trước đến nay, làm rò rỉ một lượng lớn chất phóng xạ và ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường biển, an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe con người. Cho đến nay, một khu vực rộng 337 km vuông đã được chỉ định là "khu vực sơ tán", và khoảng 36.000 cư dân ban đầu vẫn chưa thể trở về nhà của họ.
Một bức ảnh vệ tinh chụp ngày 14/3/2011: Khói dày bốc lên từ vụ nổ lò phản ứng số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản.
Đã hơn 10 năm trôi qua kể từ sự cố hạt nhân đó, nhưng vấn đề xử lý nước thải hạt nhân của nhà máy này vẫn chưa được giải quyết. Theo phân tích của các phương tiện truyền thông Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản đã quyết định xả nước thải hạt nhân ra biển vì dung tích bể chứa của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi sắp đạt đến mức giới hạn.
Nước thải hạt nhân được tạo ra như thế nào?
Có ba nguồn nước thải phóng xạ chính từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima: chất làm mát ban đầu trong lò phản ứng, nước mới được bơm vào để làm mát lõi liên tục sau sự cố, một lượng lớn nước ngầm và nước mưa đã ngấm vào lò phản ứng.
Sau khi bị rò rỉ phóng xạ, để kiểm soát nhiệt độ của lò phản ứng, cần phải liên tục bơm nước để làm mát. Mặc dù nước thải hạt nhân có thể được sử dụng để làm mát tuần hoàn nhưng do nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở sát biển và tại nơi có địa hình thấp, nước ngầm và nước mưa đã tiếp tục xâm nhập nên nước thải hạt nhân ngày càng nhiều.
Vào ngày 1/3/2011, trận động đất lớn ở Nhật Bản đã gây ra sự cố rò rỉ hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Nguồn ảnh: Associated Press
Để chứa nước thải hạt nhân, đơn vị quản lý Tepco đã chuẩn bị tổng cộng khoảng 1.000 bể để chứa nước, nhưng 90% trong số đó hiện đã đầy. Tổng công suất của tất cả các cơ sở chứa nước là khoảng 1,37 triệu tấn, dự kiến sẽ đạt giới hạn vào mùa thu năm 2022.
Hàng nghìn bể chứa nước hình tròn dày đặc được đặt trong khu vực nhà máy, có thể quan sát rõ ràng bằng ảnh vệ tinh.
Các bức ảnh vệ tinh chụp nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào ngày 19/3/2011 (trái) và ngày 9/3/2019 (phải) cho thấy một sự tương phản rõ ràng. Nguồn dữ liệu vệ tinh: MAXAR
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đưa tin, Tepco hiện đang bổ sung 140 tấn "nước đã qua xử lý" mỗi ngày, và ước tính đến tháng 9/2022, nó sẽ đạt giới hạn trên 1,37 triệu tấn của các bể chứa. Có thể nói, Nhật Bản đã "không thể chịu nổi" áp lực từ quá nhiều nước thải hạt nhân này.
Tác hại của việc xả nước thải hạt nhân ra biển là gì?
Kể từ năm 2013, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra và đánh giá nhiều phương án xử lý nước thải hạt nhân như cho bốc hơi, xả ra đại dương, tách hydro hay chôn vào lòng đất...
Tuy nhiên vào tháng 2/2020, một tiểu ban của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã công bố báo cáo đánh giá chương trình xử lý nước thải sau sự cố hạt nhân ở nhà máy Fukushima và kết luận rằng xả ra biển hoặc làm nước bốc hơi là hai phương án khả thi nhất. Trong đó, phương án xả ra biển có tính "khả thi hơn về mặt kỹ thuật".
Ảnh chụp từ trên không của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Nhật Bản ngày 20/8/2013.
Vậy nếu thải ra biển, nước thải có chứa chất phóng xạ sẽ mang tới tác động gì?
Đầu tiên, vùng biển ngoài khơi Thái Bình Dương của Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là một số vùng biển xung quanh tỉnh Fukushima. Sau đó, nước thải cũng sẽ gây ô nhiễm các vùng biển của những quốc gia lân cận.
Trung tâm nghiên cứu đại dương Helmholtz (GEOMAR), có trụ sở tại Kiel, Đức đã chỉ ra rằng bờ biển Fukushima có dòng hải lưu mạnh nhất thế giới. Và trong vòng 57 ngày kể từ thời điểm xả thải, chất phóng xạ sẽ phát tán ra hầu hết Thái Bình Dương và sau đó sẽ nhanh chóng lan ra các vùng biển trên toàn cầu.
Các chuyên gia hạt nhân của Tổ chức Hòa bình xanh cũng chỉ ra rằng Carbon 14 có trong nước thải hạt nhân của Nhật Bản rất nguy hiểm trong hàng nghìn năm và có thể gây tổn thương gen ở người.
Đây là những gì sẽ xảy ra sau khi Cs-137, một đồng vị phóng xạ, được thải ra Thái Bình Dương từ nhà máy hạt nhân Fukushima. Từ vị trí được đổ xuống, Cs-137 sẽ nhanh chóng lan ra những vùng rộng lớn trong một thời gian ngắn, làm ảnh hưởng tới môi trường biển của cả khu vực. Mô hình mô phỏng của GEOMAR
Qua mô phỏng của viện nghiên cứu khoa học biển của Đức, có thể thấy các chất phóng xạ sẽ tiếp tục phát tán theo thời gian, và sau đó sẽ lan ra toàn cầu. Mô hình mô phỏng của GEOMAR
Một học giả Nhật Bản cũng chỉ ra rằng đại dương xung quanh Fukushima không chỉ là ngư trường để ngư dân địa phương sinh tồn, mà còn là một phần của Thái Bình Dương và thậm chí là đại dương toàn cầu. Việc xả nước thải hạt nhân ra đại dương sẽ ảnh hưởng đến sự di cư của các loài cá, ngành công nghiệp đánh bắt, sức khỏe con người, an ninh sinh thái...
Về mọi mặt, câu chuyện này đã không chỉ là vấn đề của riêng Nhật Bản, mà đã là vấn đề quốc tế liên quan đến sinh thái biển toàn cầu và an ninh môi trường.
Theo các hình ảnh vệ tinh vào tháng 82020, có thể thấy rằng các bể chứa nước thải chỉ chiếm một phần không gian xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đồng thời vẫn còn một khu vực xung quanh nó có thể được phát triển để chứa nước thải.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima và môi trường xung quanh nó được chụp vào ngày 29/8/2020. Qua ảnh vệ tinh có thể thấy xung quanh vẫn còn một khoảng đất trống rộng lớn có thể xây dựng bể chứa nước thải. Nguồn dữ liệu vệ tinh: Gaofen-2
Một số nhà phân tích cho rằng, từ ảnh chụp vệ tinh có thể thấy rằng những bể chứa nước thải được xây dựng sớm nhất đã bị rỉ sét và ố màu, nên việc thay thế chúng chỉ là vấn đề thời gian. Đây cũng là một khoản chi phí khá lớn, do đó việc xả thải vào đại dương có thể không phải vì lý do thiếu không gian, mà là do Nhật Bản không còn sẵn sàng chấp nhận các chi phí bảo trì.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành, chính phủ Nhật Bản nên áp dụng các công nghệ và thiết bị xử lý nước thải có hệ số khử ô nhiễm cao để tiếp tục thanh lọc và xử lý việc dư thừa các nuclêôtit và giảm thiểu độ phóng xạ trong nước thải sau xử lý.
Toàn cảnh Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi và các bể chứa nước thải của nó.
Tổ chức Hòa bình Xanh cũng đề nghị rằng để tránh sự gia tăng liên tục của ô nhiễm bức xạ hạt nhân của nước thải, điều hòa không khí nên được sử dụng để thay thế hệ thống làm mát bằng nước hiện có trong việc làm mát các thanh thanh nhiên liệu hạt nhân. Còn trước vấn đề nước ngầm thấm liên tục, chính phủ Nhật Bản nên xây dựng một con hào tại vị trí hiện tại của nhà máy để chặn tình trạng thấm nước ngầm.
Tham khảo NetEase