Voi ma mút là một loài động vật khổng lồ thời tiền sử với chiều cao khoảng 4 mét, nặng từ 6 đến 8 tấn và con đực lớn nhất được phát hiện thậm chí vượt quá 12 tấn. Năm triệu năm trước, voi ma mút bắt đầu hoạt động ở các khu vực phía bắc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Nhưng khoảng 3.700 năm trước, khi việc xây dựng các kim tự tháp của Ai Cập cổ đại bắt đầu, những con voi ma mút cuối cùng cũng dần biến mất trên Trái Đất và cho tới nay chúng chỉ còn được nhân loại biết tới qua những hóa thạch được khai quật.

Phát hiện cấu trúc khổng lồ được làm từ xương voi ma mút 25.000 năm trước - Ảnh 1.

Sự tuyệt chủng của voi ma mút và các động vật lớn khác trong kỷ Holocene và kỷ Pleistocene muộn luôn bị giới cổ sinh vật học nghi ngờ có liên quan đến việc săn bắn Homo sapiens, nhưng cho tới nay, điều này vẫn còn gây ra rất nhiều tranh cãi.

Tuy nhiên, gần đây, tại khu khảo cổ học của Kostanki 11 ở bờ tây sông Don ở Voronezh, Nga, các nhà khoa học đã phát hiện ra một "phép lạ" thời tiền sử cách đây 25.000 năm - một cấu trúc khổng lồ bí ẩn được xây dựng từ hàng trăm chiếc xương của hơn 60 con voi ma mút, với chiều rộng 12,5 mét đã cho cung cấp thêm bằng chứng cho quan điểm sự tuyệt chủng của voi ma mút có liên quan tới hành vi săn bắn của con người (Homo sapiens).

Phát hiện cấu trúc khổng lồ được làm từ xương voi ma mút 25.000 năm trước - Ảnh 2.

Di chỉ cổ đại này được phát hiện vào năm 2013. Sau nhiều năm khai quật, giờ đây nó đã cho thấy cấu trúc hoàn chỉnh của mình. Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ quét niên đại carbon để xác định rằng công trình cổ đại này được hình thành cách đây 25.000 năm và là cấu trúc được tạo nên từ xương voi ma mút lâu đời nhất trên thế giới. Tuy nhiên, mục đích của tòa nhà này là gì thì cho tới nay vẫn còn là một ẩn số, có lẽ các nhà khảo cổ học cần thêm nhiều thời gian hơn để nghiên cứu và tìm ra câu trả lời cho bí ẩn này.

Phát hiện cấu trúc khổng lồ được làm từ xương voi ma mút 25.000 năm trước - Ảnh 3.

Cuộc khai quật thực sự được bắt đầu từ năm 2015. Các chuyên gia, dẫn đầu bởi nhà khảo cổ học Alexander Pryor thuộc Đại học Exeter của Anh, đã mất nhiều năm để giải mã công trình bí ẩn này nhưng vẫn không hiểu vì sao nó được xây dựng. "Xương voi ma mút rất nặng. Các cấu trúc hình tròn khổng lồ từ hàng trăm mảnh xương như vậy đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và công sức để tạo ra nó", Pryor cho biết. "Điều này thật kỳ lạ bởi những người săn bắt hái lượm không bao giờ dành nhiều thời gian ở một địa điểm".

Trên thực tế, đây không phải là cấu trúc khổng lồ được làm từ xương voi ma mút đầu tiên được nhân loại phát hiện. Trước đó vào năm 1950 và 1960, các nhà khoa học Liên Xô cũ đã phát hiện ra hai cấu trúc do người cổ đại tạo ra được làm từ xương voi ma mút nhưng có kích cỡ nhỏ hơn. Vào thời điểm đó, những người cổ đại có cuộc sống du mục, chủ yếu sinh sống nhờ việc săn bắt hái lượm và thật khó để có thể tưởng tượng được rằng họ sẽ xây dựng những cấu trúc cố định lớn như vậy.

Phát hiện cấu trúc khổng lồ được làm từ xương voi ma mút 25.000 năm trước - Ảnh 4.

Theo phân tích của các nhà khoa học, phần lớn số hài cốt này là xương voi ma mút mới bị săn bắn, cũng như một số xương voi đã chết từ lâu. Vì kết cấu của xương voi ma mút rất nặng nên người cổ đại đã phải mất rất nhiều công sức để thu thập và đặt chúng vào một nơi. Giả thuyết hiện tại là cấu trúc khổng lồ bao gồm các xương voi ma mút này có thể là một nơi thể tổ chức các nghi lễ thờ cũng hoặc có khả năng khác, đây là nơi để những người tiền sử cất giữ thức ăn.

Phát hiện cấu trúc khổng lồ được làm từ xương voi ma mút 25.000 năm trước - Ảnh 5.

Nhóm nghiên cứu tin rằng cấu trúc không hoạt động như một nơi ẩn náu vào mùa đông như các công trình làm từ xương voi ma mút được biết đến trước đây. "Nó rõ ràng là có ý nghĩa gì đó với họ, có thể là phục vụ cho mục đích nghi lễ, hoặc mục đích thực tế như lưu trữ thực phẩm", Pryor giải thích.

Nhưng dù mục đích của cấu trúc khổng lồ này là gì thì công trình cổ đại này xét về khía cạnh khảo cổ học cũng có ý nghĩa vô cùng to lớn và có thể làm rõ được quan điểm tổ tiên thời tiền sử của chúng ta đã thực sự săn bắt voi ma mút.

Nhưng về việc voi ma mút bị tuyệt chủng có phải là do việc săn bắt của con người thời cổ đại hay không thì vẫn cần phải có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa, trên thực tế, tất cả các loài thú lớn có cân nặng trên 500 kg đều đã bị tuyệt chủng sau khi con người đặt chân tới Châu Úc hơn 40.000 năm trước. Nên rất có thể quan điểm voi ma mút bị tuyệt chủng là do hành vi săn bắn của con người có thể sẽ sớm được chấp nhận.

Trong xã hội hiện đại, Trái Đất của chúng ta đã bị nhân loại chia thành nhiều không gian nhỏ hơn so với thời tiền sử. Môi trường sống của động vật cũng đang bị mất dần, không chỉ những loài động vật lớn mà ngay cả các loài động vật nhỏ cũng khó thoát khỏi sự tuyệt chủng bởi những hành vi phá hoại môi trường sống của con người.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tuyệt chủng hiện tại của các loài trên Trái Đất đã vượt quá mức trung bình của lịch sử hơn một trăm lần và cuộc tuyệt chủng thứ sáu đã thực sự bắt đầu bởi các hành động của loài người.

Phát hiện cấu trúc khổng lồ được làm từ xương voi ma mút 25.000 năm trước - Ảnh 6.