Có thể khi chưa nhìn thấy chúng, bạn sẽ nghĩ điều đó thật lố bịch, nhưng trên thực tế, có khi chúng lại kỳ quái hơn cả những gì bạn đang tưởng tượng.
Trên hành tinh của chúng ta đã từng tồn tại một loại sinh vật thay vì di chuyển bằng bốn chân, chúng lại dùng mũi để nâng đỡ cơ thể và di chuyển trong khi chúng hoàn toàn có chân.
Hơn thể nữa, mũi của chúng còn cực kì linh hoạt và có thể được dùng để chiến đấu, săn mồi thậm chí là tán tỉnh nhau trong mùa giao phối...Tuy nhiên, lớp sinh vật kỳ bí này chỉ tồn tại trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương, nhưng đau đớn thay quần đảo này đã bị nhấn chìm sau vụ thử hạt nhân của Mỹ.
Và tất nhiên chính sự bí ẩn của loài động vật này chắc chắn sẽ tạo nên những cuộc nghiên cứu không mệt mỏi của các nhà khoa học trên thế giới, chỉ tiếc rằng ngày nay, các ghi chép về chúng trên thế giới gần như đã biến mất, và chỉ còn lại duy nhất một cuốn sách ghi lại tập tính của tất cả các loài động vật di chuyển bằng mũi, đi kèm với đó là hình ảnh vẽ tay minh họa từng loài. Tác giả của cuốn sách này là Harald Staple, ông được cho là người đầu tiên phát hiện ra những sinh vật kì bí này.
Staple là một nhà thám hiểm người Thụy Điển. Năm 1941, đang trong thời gian diễn ra Thế chiến II rất khốc liệt, ông đã bị quân Nhật bắt trong một trại tập trung.
Nhưng may mắn thay, Staple đã tìm thấy một cơ hội để trốn thoát, và kết quả là ông ta bị đắm tàu khi đang trên đường bỏ trốn và bị dạt vào thiên đường của những loài động vật di chuyển bằng mũi - Hiddudify thuộc quần đảo Hi-iay ở Nam Thái Bình Dương.
Khi đặt chân lên hòn đảo, ông đã vô cùng ngỡ ngàng khi nhìn thấy hành vi kỳ lạ của những loài vật tại đó, ông không thể ngờ rằng trên Trái Đất lại tồn tại các loài động vật có thể dùng mũi để di chuyển.
Ngoài ra, ông cũng tìm thấy một loại cây đặc hữu độc đáo, cũng như những loài côn trùng nguyên thủy như gián, chuồn chuồn sáu cánh và các loài khác.
Quần đảo đầy màu sắc tuyệt vời này đã khiến cho Staple gặp hết bất ngờ này tới bất ngờ khác.
Sau khi trở về nhà, Staple đã nói với những người xung quanh về trải nghiệm tuyệt vời của ông trên hòn đảo và tạo ra một cơn sốt trong giới khoa học thời bấy giờ.
Bởi vậy, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã đến Quần đảo Hi-iay, tiếp cận trực tiếp các động vật tại đó và thực hiện một loạt các nghiên cứu.
Khi tiếp cận hòn đảo, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những loài động vật dùng mũi để di chuyển tại đây là các loài động vật có vú vô cùng nhanh nhẹn và hoạt bát, thời gian mang thai của chúng thường kéo dài từ 7-12 tháng đồng thời theo đó là khả năng sinh sản của chúng cũng không mạnh và thường xuyên như những loài khác ở phần còn lại của thế giới. Nhưng vì sống trên quần đảo có ít thiên địch, nên khả năng sống sót rất cao.
Đối với Nosewalkers, cái mũi đã vượt qua các khái niệm là cơ quan hình thái tồn tại mà với chúng, mũi giống như một cơ quan chức năng.
Mũi của các loài động vật khác chỉ là cơ quan hô hấp và khứu giác, trong khi mũi của Nosewalkers đã thay thế chân tay và được sử dụng nhiều hơn. Vì vậy, các nhà động vật học đặc biệt đặt tên cho nó là "Động vật đi bằng mũi " (Nosewalker) để phân biệt với mũi trong khái niệm thông thường.
Khoang mũi của Nosewalker chiếm phần lớn chiều dài cơ thể. Ngoài việc duy trì chức năng thở qua lỗ mũi, nó còn có các nhiệm vụ khó khăn hơn như di chuyển, đào hàng và săn mồi.
Để có thể tự do di chuyển, khoang mũi của những loài này được trang bị thêm các xương và khớp chắc khỏe khiến cho mũi của chúng phát triển giống như chân của các loài động vật khác.
Các cơ quan mũi của Nosewalker mạnh đến mức chúng có thể làm hầu hết mọi thứ, do đó hầu hết các cấu trúc cơ thể của chúng đều bị suy giảm một cách mạnh mẽ.
Tay chân của chúng bị mất chức năng vận động, chân trước của Nosewalker trở thành phần phụ và hỗ trợ cho các cử động kẹp chặt, và chân sau của chung đã phần đều bị teo nhỏ hoặc biến mất hoàn toàn. Ngay cả đường tiêu hóa cũng bị thoái hóa của chúng cũng bị biến đổi thành một ống đơn giản.
Việc thiếu mạch máu, hậu môn và cột sống của một số loài trong số chúng đã dẫn đến một cuộc tranh cãi. Một số người đã đặt câu hỏi rằng Nosewalker không nên được coi là động vật có xương sống, chúng có cấu trúc giống với loài giun nhiều hơn là những loài thú khác.
Ngoài ra sự tiêu giảm của các cơ quan khác cũng đã thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan mũi của các Nosewalker ngày càng trở nên mạnh mẽ.
Khi đặt chân đến quần đảo này, các nhà khoa học còn bất ngờ hơn nữa khi phát hiện ra rằng chúng có cả một quần thể vô cùng phong phú lên tới 14 họ và 189 loài. Trên 18 hòn đảo thuộc quần đảo này, nhiều loại động vật khác cũng được phát hiện với chiếc mũi vô cùng kỳ lạ.
Tổ tiên của chúng rất có thể là một số động vật ăn côn trùng, trong hoàn cảnh địa lý đặc thù loại động vật đi bằng mũi này có một đặc điểm rất riêng là cấu tạo chiếc mũi của chúng cực kì đặc biệt, có loài chỉ có 1 một mũi, có loài có đến 4 mũi hoặc nhiều hơn.
Chiếc mũi của chúng thiên hình vạn trạng, hình thù kỳ quái, có cái như cây cột, có cái như kèn đồng, có cái như ốc sên. Mũi của chúng có rất nhiều công dụng, không chỉ có thể dùng để trườn đi, nhảy lên, thậm chí còn có thể dùng để bắt sâu, nó có rất nhiều tác dụng quan trọng nhưng tác dụng chủ yếu là để di động thân thể, chống đỡ thân thể.
Loài Nosewalker to lớn nhất được tìm thấy được gọi là Snouters, có chiều dài hơn 1,7 m. Chúng có bốn mũi rất khỏe, tất cả đều được sử dụng để di chuyển.
Ngoài ra, chúng có một cái đuôi dài và linh hoạt đi theo đó là một tuyến tiết ra nọc độc. Chúng thường treo đuôi của mình lên, khi con mồi tới gần, chúng sẽ lao thẳng đuổi vào những con vật xấu số và bắt đầu tiết ra nọc độc.
Một loài động vật khác có tên Otoplex, chúng là Nosewalker bay duy nhất của loài này. Chúng có hai tai rất lớn và có chức năng gần như tương tự với "đôi cánh".
Chúng dựng hai tai lớn theo chiều dọc, sau đó sử dụng các khớp trên mũi để nhảy lên phía trên. Khi nhảy lên đến đỉnh điểm, chúng sẽ mở rộng đôi tai của mình một cách tự nhiên và đập với tốc độ 10 nhịp mỗi giây để duy trì trang thái trên không trong một thời gian ngắn.
Nhưng thật đáng tiếc, chỉ 16 năm sau khi Harald Staplep tìm thấy những loài động vật kỳ bí này, chúng đã tuyệt chủng.
Vào năm 1957 tại Nam Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã bí mật tiến hành thử vũ khí hạt nhân với cự ly khoảng 120 km gần quần đảo. Bom nguyên tử đã trực tiếp khiến toàn bộ quần đảo Hi-iay chìm xuống biển.
Các Nosewalkers sinh sống trong phạm vi hơn 1.000 mét vuông ở Quần đảoHi-iay cũng vì vậy mà tuyệt chủng.
Trong cùng năm đó, Staple đã xuất bản một cuốn sách ghi lại tất cả những gì về 189 loại Nosewalker mà ông biết. Kỳ lạ thay, sau sự tuyệt chủng của Nosewalkers, các tài liệu nghiên cứu khác ngoài cái cuốn sách này cũng lần lượt biến mất không rõ lý do.