Có lẽ trước khi bị nhiễm virus Vũ Hán thì chúng ta đã bị nhiễm cái gọi là thông tin sai lệch, giả mạo ngay từ trên mạng xã hội.
Trước mỗi sự kiện quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn luôn xuất hiện những thông tin sai lệch và lừa đảo song hành trên các mạng xã hội. Lúc này vai trò của các ông lớn mạng xã hội như Facebook, YouTube, Twitter là rất quan trọng.
Kể từ khi dịch viêm phổi cấp do virus corona bùng phát, đã có rất nhiều tin đồn, tin giả lan truyền trên mảng xã hội, có thể kể đến như virus bắt nguồn từ một chợ bán hải sản và thịt ở Vũ Hán. Thông tin về việc một cặp cha mẹ bỏ rơi con cái ở một sân bay vì dịch.
Cơ quan quản lý khẩn cấp liên bang Mỹ (FEMA) đã ban hành thiết quân luật để ngăn chặn virus corona hay Mỹ đã cấp phép cho vắc-xin ngăn ngừa virus corona từ nhiều năm trước. Thậm chí có cả thuyết âm mưu cho rằng, virus Vũ Hán xuất phát từ một phòng thí nghiệm và các nhà khoa học Trung Quốc đã có trong tay vắc-xin phòng ngừa từ lâu.
Đó chỉ là một trong số ít các ví dụ liên quan đến nạn tin giả lan truyền trên Internet và mạng xã hội thời điểm này.
Từ trước đến nay, các chủ đề sức khỏe luôn là mục tiêu phổ biến của những người đưa tin giả. Đa số họ là những người bán hàng muốn đánh lừa mọi người để gây hoang mang, hòng trục lợi để bán được nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên với những dạng thông tin như dịch bệnh, tin giả thường khó kiểm soát hơn vì mức độ quan tâm lớn, kèm theo đó là tâm lý sợ hãi của đám đông và một lượng lớn các bài đăng về cùng một chủ đề.
Mới đây, Facebook đã chính thức cảnh báo về việc sẽ "trảm" tất cả các bài viết đưa tin sai lệch về dịch viêm phổi cấp do virus corona. Những bài viết có thể của từng cá nhân hoặc tổ chức chia sẻ công khai hoặc trong các hội nhóm trên Facebook.
Mạng xã hội tỷ dân khẳng định chặn hoặc hạn chế các hashtag truyền bá thông tin sai lệch về virus corona và các phương pháp điều trị phản khoa học. Bên cạnh đó, Facebook sẽ cập nhật thông tin về dịch bệnh ngay trên News Feed và số liệu được lấy từ nguồn của WHO.
Bài đăng Facebook đưa tin sai lệch cho rằng Mỹ đã cấp phép cho một loại vắc-xin chữa bệnh này từ lâu
Tin giả gọi virus Vũ Hán là cơ hội cho Israel thực hiện các cuộc chiến tranh sinh học
Google, công ty sở hữu mạng xã hội YouTube và công cụ tìm kiếm lớn nhất hành tinh cũng đã có những biện pháp mạnh tay. Google cho biết, họ đang ưu tiên "đẩy" các nguồn thông tin uy tín từ các chuyên gia y tế, tổ chức y tế lớn hoặc các tờ báo chính thống lên trên đầu các kết quả tìm kiếm và trong mục "Watch Next" trên YouTube.
Google khẳng định công ty luôn ưu tiên chọn những nguồn tin chính thống, đã được kiểm duyệt khi đua ra các kết quả tìm kiếm liên quan đến sức khỏe.
Một đoạn video trên YouTube lan truyền thông tin có tới gần 100 ngàn người đã phơi nhiễm virus corona
Hãng công nghệ Mỹ cho biết, công ty sẽ ưu tiên hiển thị các video từ nguồn hợp pháp để giảm sự lan truyền thông tin sai lệch. Vì có thể mất nhiều thời gian để đăng tải các video chất lượng cao, đã được xác minh nên YouTube sẽ hiển thị bản xem trước về những bài viết liên quan đến đại dịch viêm phổi cấp trên kết quả tìm kiếm của YouTube.
Ngay cả mạng xã hội TikTok của Trung Quốc cũng đã tăng cường kiểm duyệt các thông tin sai lệch về virus Vũ Hán trong suốt nhiều tuần qua.
Hay như mạng xã hội Twitter đã đặt nhãn cảnh liên kết tới Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ khi người dùng tìm kiếm từ khóa "coronavirus".
Twitter chuyển hướng người dùng tới liên kế của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC)
Mặc dù vậy những nỗ lực của Twitter dường như chưa đủ mạnh tay để ngăn chặn tin giả tràn lan gây hoang mang. Điều đáng nói là những tin giả có nội dung sai lệch thường thu hút một lượng lớn người thích, chia sẻ và xem.
Tin giả trên Twitter khẳng định virus Vũ Hán có thể giết chết 65 triệu người
Một tài khoản Twitter tung tin giả mạo cho rằng, virus Vũ Hán thực chất là một vũ khí sinh học để tiêu diệt người dân Trung Quốc
Thách thức vẫn còn rất lớn
Axios, một trang truyền thông khá uy tín mới đây dẫn nguồn tin tổng hợp cho thấy, có ít nhất 13 ngàn bài đăng trên Facebook, Twitter, Reddit từ ngày 24-27/1 đã lan truyền thuyết âm mưu cho rằng virus Vũ Hán là một loại vũ khí sinh học hay một phương thức để giảm dân số.
Khối lượng bài đăng đưa tin giả trên mạng xã hội sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Theo Twitter, đã có ít nhất 15 triệu tweet trong 4 tuần qua và xu hướng đó sẽ khó dừng lại.
Vậy làm thế nào để tránh lây lan thông tin sai lệch liên quan đến virus corona? Chính bạn hãy chủ động áp dụng các biện pháp sau:
- Chia sẻ đôi khi không phải là cách quan tâm đúng: Hãy hạn chế chia sẻ các bài đăng tới bạn bè và người thân khi chưa kiểm tra tính chính xác của chúng. Tốt nhất hãy truy cập và lấy nguồn tin từ các tổ chức y tế công cộng tại địa phương và thế giới.
- Luôn dè chừng các bài đăng không đến từ nguồn uy tín trên mạng xã hội
- Dừng mù quáng tin tưởng Internet: Tin giả đôi khi rất khó phát hiện vì nó đưa tin khá sát với thực tiễn. Nhưng hãy chú ý đến những chi tiết bất thường và mang tính phóng đại.
Đặc biệt cần kiểm tra hình ảnh vì theo bản năng, nhiều người thường tin vào hình ảnh hơn là thông tin bằng văn bản. Chính vì vậy những người tung tin giả có thể sử dụng một bức ảnh liên quan đến sự kiện tương tự để minh họa cho thông tin họ muốn nói đến. Đó là chưa kể một số bức ảnh còn bị chỉnh sửa, làm giả để đánh lừa mọi người. Nếu bạn nghi ngờ, hãy sao chép URL bức ảnh và tìm kiếm trên công cụ Google Hình ảnh để biết chân tướng sự việc.
Trường hợp bạn thấy có quá nhiều tin giả xuất hiện, hãy thay đổi cách chọn nội dung trên News Feed để tránh gặp phải những nguồn tin sai sự thật.
Tham khảo USAToday